CAM THẢO
Tên gọi : Cam thảo, Sinh cam thảo, Phấn cam thảo, Trích cam thảo, Thanh Trích thảo, cam thảo tiết, Cam thảo tiêu.
Phần cho vào thuốc : Thân rễ.
Bào chế: Bỏ lớp vỏ đỏ bên ngoài, thái phiến, dung sống hoặc tẩm nước mật trích lên để dung.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào 12 kinh.
Công dụng: Dùng trích thì bổ tỳ nhuận phế, dùng sống thì thanh nhiệt giải độc, đều điều hòa được dược tính.
Chủ trị: Chữa tỳ vị hư nhược, phế hư sinh ho, đều nên dùng trích; ngoại thương sưng đau, làm hòa hoãn tính mãnh liệt của thuốc, phần nhiều nên dùng sống.
Ứng dụng và phân biệt:
Cam thảo trích mật bổ tỳ song thiên về đờm thấp không nặng. Cam thảo nhúng nước rồi trích thì bổ tỳ vị song thiên về ăn uống kém, Cam thảo sống thiên về giải độc, ngọn Cam thảo sống chữa đi đái buốt ngọc hành đau, đầu mấu (mắt, đốt) dẫn đến các vị thuốc dẫn đến thẳng chỗ đau.
Vị thuốc này màu vàng vị ngọt, là vị thuốc chỉnh cho tùy vị, bổ được mọi chứng hư, hay giải trăm chất độc. Người ta lấy tính hoãn của Cam thảo. Bởi vì hoãn có thể loại bỏ dược cấp, dùng với thuốc nhiệt thì hoãn được nhiệt, dùng với thuốc hàn thì hoãn được hàn, khiến cho bổ không đến nổi quá vội mà tả cũng không đến nổi nhanh, Song bụng đầy kiêng ngọt. Cứ những chứng như vậy đều không nên dùng Cam thảo. Hơn nữa Cam thảo lại tương phản với Cam toại, song bài cam toại bán hạ thang trong sách Kim Qũy lại cùng dùng Cam toại với Cam thảo, vì nếu không phải trường hợp đặc biệt thì chúng không phản nhau, vả lại Cam thảo chính là để hòa hoãn cái tính mãnh liệt của Cam toại.
Ngoài ra có một loại Khổ Cam thảo, màu vàng, hình dáng như Cam thảo vị đắng tính mát, có công năng thanh (làm mát) được nhiệt ở phế và vị, chữa họng đỏ, tấy sưng, đau.
Kiêng kị: Tỳ vị bị thấp nặng mà trung tiêu đầy, nôn ọe thì cấm dùng.
Liều lượng : 5 phân đến 1,5 đồng cân, nếu thang thuốc lớn thì dùng đến 1 lạng.