Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,4m – 1m, cành non có long, lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, vò nát có mùi thơm hắc, có hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chum kép, quả bế nhỏ không có túm lông
Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ, trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn. Ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều nơi ở nước ta.
Folium Artenesiae Vulgaris: Thujone, Sitosterol, a-Amyrin, Ferneol, Dehydromatricaria ester, Cineol, l-Quebrachitol, l-Inositol, Atemose (Trung Dược Học).
Phellandrene, Cadiene, Thujyl alcol (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Ngải cứu có tác dụng ức chế đối với Staphylococcus aureus, a-Hemolytic Streptococcus, Streptococcus pneumniae, Shigella sonnei, Salmonella typhi và Salmonella paratyphi (Trung Dược Học).
Tác dụng cầm máu: vì flavonoid một loại polyphenol trong lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất hiệu quả. Tuy nhiên vì yếu tố vệ sinh, chúng ta nên rửa thật sạch lá ngải cứu trước khi áp dụng phương pháp này.
Tác dụng hoá đờm: Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Cụ thể chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lít nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút.
Dầu Ngải cứu có tác dụng an thần của Barbital sodium (Trung Dược Học).
Vị đắng, tính hơi ôn vào 8 kinh can, tỵ và thận
Dùng để cứu (dùng trong khoa châm cứu) đau bụng do hàn, kinh nguyệt bế, thổ huyết, băng huyết
Ngày dùng 4g-8g dùng đễ giã uống. Dùng để đắp tùy ý
Kiêng kỵ: Âm hư, huyết nhiệt không dùng
Kết hợp với những phương pháp điều trị mới như quang cứu, cứu lạnh, nhiệt điện cứu
Đến cuối năm 2000, hiệu quả của ngãi cứu được ghi nhận trong phòng ngừa và điều trị hơn 200 loại bệnh, hội chứng thông thường. Bên cạnh đó, vấn đề chữa trị bằng ngải cứu đối với những bệnh phức tạp được đặt ra như các bệnh tự miễn (bệnh giáp hashimoto, xơ cứng bì), viêm loét đại trường mãn tính, viêm khớp dạng thấp, rối loạn tâm thần
Lá ngải tính ôn do trung khí (khí tỳ vị) hư tàn hạ tiêu không thu nạp được, gây nên huyết không đi theo đường kinh. Tán hàn chỉ huyết (cầm máu) là dùng đúng bệnh với thuốc.
Bài ngải tiễn hoàn (Lý Đông Viên Phương) chữa đàn bà bị các chứng hư, kinh nguyệt không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng, chóng mặt, buồn nôn. Đương quy (80g), Ngô thù (40g), Nhân sâm (40g), Sinh địa (80g), Thạch xương bồ (40g), Thược dược (80g), Xuyên khung (40g) tán thành bột. Dùng Ngải cứu (160g) giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn với thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 12 – 16g.
Ngải cứu, Đương quy, Hương phu, cho vào giấm chưng lên nửa ngày, sấy khô, tán nhỏ trộn với bột gạo, quấy hồ làm viên uống với nước sôi để nguội
Nhìn thấy được các lợi ích hữu dụng của cây ngải cứu, Vitramec hân hạnh giới thiệu đến quý khách hàng sản phẩm CAO NÓNG NGẢI CỨU HỒNG HOA VITRA PAIN. Với công thức đặc biệt, kết hợp của 8 loại tinh dầu cao cấp, các chất dưỡng ẩm da, đem lại hiệu quả vượt trội, tác dụng nhanh chóng, không gây khô da, giúp xoa dịu cơn đau an toàn - hiệu quả.
CAO NÓNG VITRAPAIN chứa các thành phần như:
Artemisia Vulgaris (Tinh dầu ngải cứu), Seed oil ( Tinh Dầu hồng hoa), Piper Nigrum (Pepper) Seed Extract (Chiết xuất hạt tiêu đen), Oleum Cinnamomi camphorae (Tinh dầu long não), Oleum menthae Arvensis (Tinh dầu bạc hà), Menthol Crystals (Tinh thể bạc hà), Methyl Salicylate, Cinnamomum Zeylanicum Bark Oil (Tinh dầu quế), Eugenia Caryophyllus (Clove) Flower Oil (Tinh dầu đinh hương),…
Cách dùng
Xoa vào chỗ đau, xoa bóp nhẹ nhàng cho cao thấm vào da.
Dùng trong bấm huyệt: Chấm một ít cao vào đầu ngón tay hoặc đầu cây ấn huyết sau đó tác động lên vùng huyệt bằng các thủ thuật.
Có thể kết hợp với đèn hồng ngoại để tăng hiệu quả ( lưu ý: xoa cao lên da và đợi một lúc tầm 5- 10 phút cho vùng da bớt nóng sau đó chiếu đèn)
Công dụng:
Xoa bóp giúp giảm đau tại chỗ, đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ bắp, đau bụng, đau đầu, cảm cúm.
Dùng rất tốt trong xoa bóp bấm huyệt, và có thể thay thế phương pháp cứu ngải trong một vài trường hợp tiện lợi.