Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là gì?
Vi khuẩn HP là một dạng vi khuẩn hình xoắn ốc sinh sống và phát triển trong dạ dày của người. Vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tồn tại được trong môi trường dạ dày là do trong nó tiết ra một loại Enzyme Urease giúp trung hoà độ acid trong dạ dày , khi đó cơ thể người tiết ra một loại chất kháng viêm, chính chất này gây hại cho niêm mạc dạ dày.
Cơ chế gây bệnh của Vi khuẩn HP:
- Vi khuẩn HP tiết ra một loại men huỷ hoại lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày từ đó tạo cơ hội để axit tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây nên những tổn thương tại dạ dày
- Vi khuẩn HP có khả năng sản xuất ra độc tố, làm thoái hoá và hoại tử tế bào của dạ dày, làm tiền đề để axit có thể thẩm thấu vào thành dạ dày gây ra các ổ viêm loét
Vi khuẩn HP thường lây qua những đường nào?
Vi khuẩn HP có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nhiều cách khác nhau:
50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP, HP hoàn toàn có thể lây từ người sang người thông qua nhiều cách khác nhau:
- Đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong dịch vị dạ dày, trong nước bọt, thậm chí là các mảng bám trên rang, nên dễ dàng lây từ người này sang người khác. Chính vì thế các việc như: Dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung bát đũa, hôn,…là những hành động có khả năng cao trong việc lây lan vi khuẩn
- Đường dạ dày – miệng: Vi khuẩn HP có nhiều trong dịch vị dạ dày nên khi bị ợ chua hay trào ngược dạ dày thì sẽ khiến cho một lượng HP dược vận chuyển từ dạ dày đến khoang miệng, sau đó phát tán ra bên ngoài môi trường trong thời gian ngắn và lây cho đối tượng tiếp xúc gần.
- Đường phân – miệng: Sau khi ra khỏi cơ thể qua đường phân, vi khuẩn HP vẫn còn sống và vẫn có khả năng gây bệnh. Chính vì thế sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, mọi người nhớ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn, tránh lây nhiễm HP
- Đường dạ dày – dạ dày: Trường hợp này khá hiếm gặp tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra. Nguy cơ lây nhiễm trường hợp này xảy ra khi bệnh nhân thực hiện phương pháp nội soi dạ dày nhưng thiết bị, dụng cụ chưa được khử trùng theo tiêu chuẩn y tế. Khi đó vi khuẩn HP từ bệnh nhân trước bám lại và xâm nhập vào cơ thể của bệnh nhân kế tiếp
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
- Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm trên mọi đối tượng, ước tính trên thế giới có khoản 50% dân số đã và đang mắc khuẩn HP. Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Độ tuổi, thói quen sinh hoạt, chất lượng sống, khu vực địa lý,…
- Trẻ nhỏ cũng là đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP do thói quen hôn môi trẻ, mớm thức ăn,…
- Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh là tương đối cao nhưng biểu hiện lại không rõ ràng nên thường khó nhận biết
- Vi khuẩn HP gây ra nhiểu bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính, viêm dạ dảy tá tràng, nặng nhất là ung thư dạ dày.
- 90% - 95% người bệnh bị loét tá tràng nhiễm vi khuẩn HP
- Hơn 70% người bệnh loét dạ dày nhiễm khuẩn HP
- Hơn 50% người bị chứng khó tiêu nhưng không loét có nhiễm khuẩn HP
- ~90% các ca ung thư dạ dày đều có liên quan đến vi khuẩn HP
Cách nhận biết nhiễm khuẩn HP:
Các triệu chứng thường thầm lặng, không rõ ràng, dưới đây là một số triệu chứng xuất hiện như:
- Đau rát hoặc khó chịu (thường gặp ở vùng thượng vị)
- Phình hoặc trướng bụng
- Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu
- Buồn nôn hoặc nôn
- Ợ chua, ợ hơi, ho khan vào buổi sáng
- Phân sẫm màu hoặc màu hắc ín
- Vết loét chảy máu gây thiếu máu và mệt mỏi
- Sụt cân không rõ nguyên do
- Thường sau khi ăn tối, hoặc về đêm, khi bụng trống rỗng những cơn đau dạ dày sẽ càng rõ ràng hơn
- Ngoài ra viêm dạ dày mãn tính gây ra những thay đổi bất thường ở niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến một số dạng ung thư. Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện đễ dược chuẩn đoán và điểu trị chính xác nhất. Các bác sĩ có thể thực hiện nhiều cách xét nghiệm tẩm soát HP như:
- Nội soi dạ dày;
- Test hơi thở;
- Xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm phân;
Biến chứng nguy hiểm khi nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây nên ung thư dạ dày (Ngoài ra còn lại là do một số tác nhân, yếu tố như: nguồn gen, yếu tố môi trường, tương tác giữa vi khuẩn với người bệnh,…) một số biến chứng nguy hiểm thường gặp như:
Viêm loét dạ dày và tá tràng:
Vi khuẩn HP tấn công và phá huỷ lớp màng nhầy niêm mạc dạ dày khiến dạ dày bị ăn mòn dần, tình trạng này kéo dài gây viêm loét dạ dày và tá tràng
Xuất huyết tiêu hoá:
Tình trạng viêm loét dạ dày không được điều trị hay điều trị sai cách khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Các ổ viêm loét có thể bị chảy máu nhẹ hoặc nặng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mất máu liên tục với số lượng nhiều có thể gây sốc, tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Thủng dạ dày:
Đây là biến chứng tương đối nặng nề. Biến chứng này xảy ra khi ổ loét ở niêm mạc dạ dày phát triển ăn sâu làm phá vỡ hoàn toàn vách dạ dày và gây thủng. Ngoài ra thủng dạ dày khiến các vết nhiễm trùng lan vào lớp niêm mạc ổ bụng dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc. Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng
Ung thư dạ dày:
Nhiễm khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp 6 – 10 lần bình thường nhất là khi người bệnh có tổn thương ở bờ cong nhỏ dạ dày. Nhiễm vi khuẩn HP gây nên tình trạng viêm mạn tính niêm mạc dạ dày. Lâu ngày sẽ hình thành lên các tổ chức viêm teo kích thích tế bào chuyển dị sản ruột. Viêm teo mãn tính và dị sản ruột dẫn đến ung thư dạ dày
Một số biến chứng khác:
Tắc nghẽn dạ dày, chứng khó tiêu chức năng, ung thư lympho bào B tại biểu mô niêm mạc dạ dày.
Biện pháp phòng ngừa vi khuẩn HP:
Chủ động ngăn chặn các con đường lây nhiễm vi khuẩn chính:
- Từ bỏ thói quen dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gai đình và không dùng chung đũa gắp thức ăn và đũa dùng bữa
- Cha mẹ không nên nhai, mớm thức ăn cho trẻ nhỏ
- Đảm bảo rằng bạn đã rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn
- Dụng cụ ăn uống trong gia đình cần phải được vệ sinh sạch sẽ
- Không nên dùng nhiều các loại thực phẩm sống , gỏi, nộm, các thức ăn lên men không đảm bảo vệ sinh
- Rửa sạch các loại rau củ quả, trái cây trước khi ăn phòng nguy cơ chúng nhiễm vi khuẩn
- Từ bỏ các thói quen ăn chua, cay, thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế rượu bia, thuốc lá,…
- Không nên tự ý dùng kháng sinh để điều trị bệnh dạ dày vì không những gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, mà còn có khả năng xảy ra tái nhiễm khi không điều trị triệt để.
- Giữ gìn vệ sinh nhà ở, cơ thể và chủ động bảo vệ bản thân khi sống chung với người bị nhiễm khuẩn HP
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Lựa chọn sử dụng thêm các loại thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ có nguồn gốc từ Đông y. Dược phẩm Vitramec mong muốn mang đến cho quý khách hàng một sản phẩm Dung Dịch Dạ Dày VitraGas hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày và tá tràng. Ngoài ra ưu điểm lớn nhất mà VitraGas mang lại là thành phần hoàn toàn từ các loại thảo dược như: Chè dây, Dạ cẩm, Khôi tía, Ô tặc cốt,... có hiệu quả trong việc trung hòa acid dịch vị giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, làm lành các tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn HP nhờ hoạt tính kháng sinh,...
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc về "NHIỄM KHUẨN HP DẠ DÀY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?". Thông qua đó, Vitramec hy vọng mọi người sẽ có cái nhìn đúng đắn về vi khuẩn Helicobacter Pylori và có những biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý liên quan đến vi khuẩn trên.
Xin cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của Vitramec. Bạn cần muốn biết thêm những thông tin nào về lĩnh vực y học, hãy để lại câu hỏi hoặc thông tin liên lạc, Vitramec sẵn sàng hỗ trợ.
Liên hệ ngay với Vitramec để đặt hàng hoặc biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Dung dịch dạ dày Vitragas.
Hotline: 02866.7171.99
Shopee: https://shopee.vn/vitramec