Giới thiệu
1. Tên gọi: Cây Đinh lăng Còn có tên Cây gỏi cá, Nam dương sâm. Tuy nhiên loại hay được dùng làm thuốc là Đinh Lăng lá nhỏ.
2. Tên khoa học: Polyscias fruticosa L.
3. Họ: Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae
4. Bộ phận dùng: Rễ hoặc vỏ rễ
Mô tả, Phân Bố, Thu Hái - Bào chế
1. Mô tả cây:
Là một loài cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0.8-1.5m. Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chuỳ ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhat. Quả dẹt 3-4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.
2. Phân bố:
Cây được trồng phổ biến ở nước ta. Trước đây không thấy dùng làm thuốc, gần đây do sự nghiên cứu tác dụng bổ mới bắt đầu được dùng. thường đào rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.
3. Thu Hái - Bào chế
Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng từ 3 - 5 năm, vào mùa này rễ cây mềm và chứa nhiều hoạt chất. Đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ, thái lát, phơi khô ở chỗ mát để giữ nguyên tính chất.
Dược lý theo YHHĐ
1. Thành phần hoá học:
Trong đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, xystein, và methionin là những axit amin không thể thay thế được (Ngô ứng Long-Viện quân y, 1985).
Vỏ rễ và lá đinh lăng chứa saponin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.
2. Tác dụng dược lý:
Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và một số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau đây:
Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.
Với liều 0,1ml cao lỏng đinh lăng cho 20g thể trọng sống làm giảm hoạt động của chuột nhắt trắng.
Đinh lăng tác dụng trực tiếp trên cơ tim ếch, cô lập (theo phương pháp Straub) với liều nhất định làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp yếu và thưa, tiến tới tim ngừng đập.
Dung dịch nước 0,2 đến 1% rễ đinh lăng gây co mạch tai thỏ cô lập theo phương pháp Kravkov
Với liều 0,5ml dung dịch cao đinh lăng 100-200% trên 1 kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai đều tăng cường hô hấp về biên độ và tần số: Huyết áp nhất thời hạ xuống.
Trên tử cung tại chỗ, với liều 1ml dung dịch cao đinh lăng 100% cho 1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai làm tăng co bóp tử cung nhẹ.
Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu gấp trên 5 lần so với bình thường với liều uống 2ml dung dịch đinh lăng 100% cho l00g thể trọng (thí nghiệm trên chuột bạch Trung Quốc).
Liều độc: Đinh lăng ít độc, so với nhân sâm còn ít độc hơn.
Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì Eleutherococcus của Liên Xô cũ, đương qui, ba kích. Tác dụng này có thể là do tính chất bổ chung nhưng còn có thể do cơ chế điều nhiệt của đinh lăng.
Ngô ứng Long và Xavaev (Liên Xô cũ) đã cùng nhận thấy đinh lăng có tác dụng tốt đối các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược.
Thực nghiệm trên người, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như luyện tập
Dịch chiết đinh lăng còn được thử tác dụng đối với ATPase màng tế bào, và thấy K+ Na+ ATPase đều được kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây. Đối với ATPase dạng hoà tan, kết quả tương tự như ATPase của màng tế bào. Sự kích thích hoạt tính men của dịch chiết đinh lăng có khả năng đối kháng sự kìm hãm K+ Na+ ATPase của aminazin. Đinh lăng còn có tác dụng kích thích sinh dục ở động vật già và kích thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền vững.
Theo nghiên cứu của Học Viện Quân Sự Việt Nam, dịch chiết cao Đinh Lăng làm tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta; tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng
Vị Thuốc Trong Đông Y
1. Tính vị - quy kinh:
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Lá có vị đắng, tính mát
2. Công dụng – chủ trị
Trong nhân dân được dùng để ăn gỏi cá, ngoài ra còn dùng để chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ
Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu
Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy
Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
3. Liều dùng – kiêng kỵ
liều dùng: 20 – 40 g
Kiêng kỵ: Hoạt chất Saponin trong rễ đinh lăng khi dùng liều cao có thể gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.
Ứng dụng Lâm Sàng
Chữa mệt mỏi:
Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Chữa ho lâu ngày:
Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Phòng co giật ở trẻ:
Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp):
Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Thông tia sữa, căng vú sữa:
Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.
Chữa liệt dương:
Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa dị ứng mẩn ngứa: Lá đinh lăng khô 10 -12g, sao vàng sắc uống, chia ngày 2 - 3 lần, có thể kết hợp với Kim Ngân Hoa 10g, Lá Khế 12g, Ké Đầu Ngựa 12g.
Chữa thiếu máu:
Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Trong Y Học Hiện Đại
Trong các bộ phận của cây Đinh Lăng thì rễ được dùng nhiều nhất và là nơi có hàm lượng hoạt chất cao nhất, đặc biệt các hoạt chất như: saponin, 20 acid amin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, nhiều nguyên tố vi lượng…
Các hoạt chất trong cây Đinh Lăng được nghiên cứu tại trung tâm Sâm Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2007 cho thấy Đinh Lăng có tác dụng dược lý tương tự Nhân Sâm, với một số tác dụng như: giúp tăng cường thể lực, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch và đặc biệt là tác dụng kích thích các hoạt động của não bộ, làm tăng biên độ điện thế não.
Hoạt Huyết Dưỡng Não VitraBrain Gold một sản phẩm của Công Ty TNHH Dược Phẩm Vitramec. Đã kết hợp những dược chất quý giá trong rễ cây Đinh Lăng với các vị thuốc bổ huyết, hoạt huyết trong đông y như: Đương Quy, Xuyên khung, Xích thược, Đan Sâm, Tam Thất, Hồng Hoa, Ginkgo biloba…. Các vị thuốc được kết hợp hài hoà theo tỷ lệ chuẩn, tạo nên một sản phẩm chất lượng với công dụng vượt trội.
Hoạt Huyết Dưỡng Não VitraBrain Gold được chiết xuất từ 100% dược liệu sạch, nguyên liệu rễ Đinh Lăng từ 5 - 6 năm tuổi ( cho hàm lượng dược chất cao nhất ). Được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP với công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, mang đến hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm với những công dụng chính như:
• Bổ huyết, Hoạt Huyết, Tăng cường lưu thông máu lên não và các cơ quan.
• Giúp cải thiện nhanh các triệu của thiếu máu não như: mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, mất ngủ, hay quên, suy giảm trí nhớ, hội chứng tiền đình.
• Giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi với triệu chứng như: đau mỏi vai gáy, đau mỏi cơ, tê bì chân tay…
• Giúp phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua sản phẩm hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Dược phẩm Vitramec qua số hotline: 08 9968 9988. Hoặc truy cập vào website: https://vitramec.vn/ để được bác sĩ tư vấn miễn phí nhé!