Giới thiệu
1. Tên gọi:
Đương Quy ( Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây Đương quy. Quy là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ do đó có tên như vậy.
2. Tên khoa học: Angelica sinensis (oliv) Diels.
3. Họ: Hoa tán Apraceae
4. Bộ phận dùng: Rễ củ
Mô tả, Phân Bố, Thu Hái - Bào chế
1. Mô tả cây:
Đương quy là loài cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao cây từ 40-80cm, thân cây hình trụ, màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc so le, sẻ lông chim 3 lần, hình mác dài, gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ màu xanh trắng, mọc thành chùm ở ngọn cây, gồm 12-40 hoa. Quả đương quy dẹt và có màu tím nhạt Cây đương quy ưa mọc ở các vùng khí hậu ôn đới, nơi có khí hậu mát mẻ, ở vùng núi có độ cao 2000-3000m, phổ biến nhất là ở Trung Quốc.
2. Phân bố :
Ở nước ta, đương quy đã được trồng phổ biến ở một số tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Lâm Đồng - Đà Lạt...
3. Bào chế:
Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng.
Đương quy chia ra thành bốn loại như sau:
- Toàn Quy: có công dụng điều huyết ( vừa bổ huyết vừa hoạt huyết )
- Quy đầu: là lấy một phần phía đầu, hay dưỡng huyết mà đi lên
- Quy thân: là bỏ đầu và đuôi, dưỡng huyết mà cố thủ phần giữa.
- Quy vĩ: lấy phần rễ nhánh, hay phá huyết mà đi xuống
Bào chế:
- Cho vào thuốc dưỡng huyết hoà huyết thời sao với rượu, chữa phần trên thời tẩm rượu, chữa phần ngoài thì rửa rượu, chữa bệnh máu huyết thời nấu với rượu.
- Chữa bệnh đờm thời rưới nước gừng mà phơi khô
- Chữa bệnh thổ huyết, nục huyết, băng huyết thời tẩm giấm sao qua, nên dùng ít ít.
Dược Lý Theo YHHĐ
1. Thành phần hoá học:
- Rễ cây đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm 0,2-0,42%, đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng dược lý của đương quy.
- Ngoài ra, cây thuốc đương quy còn có rất nhiều thành phần hóa học quý như: các acid hữu cơ, coumarin, polyacetylen, polysachrid, acid amin, sterol, brefeldin, vitamin B1, B12, E và một số nguyên tố vi lượng khác như nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie,…
2. Tác dụng dược lý:
- Đương quy có tác dụng 2 chiều đối với tử cung. Chất tan vào nước hoặc cồn không phải tinh dầu có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập; còn chất bốc hơi sôi ở nhiệt độ cao và dầu. Đương quy có tác dụng ức chế và lúc áp lực trong tử cung cao thì thuốc làm tăng co bóp tử cung. Đương quy còn có tác dụng gia tăng sự tổng hợp protid khiến tử cung dày lên. Đương quy còn có khả năng chống sự thiếu hụt vitamin E phòng ngừa sẩy thai nhưng không thể hiện rõ tác dụng như oestrogen
- Dịch ngâm Đương quy cho chuột nhắt làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Tác dụng này có quan hệ với hàm lượng vitamin B12 và acid folic trong Đương quy.
- Đương quy có tác dụng làm dãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, giảm tiêu hao lượng oxy của cơ tim, giảm ngưng tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối, có tác dụng làm giảm rối loạn nhịp tim và hạ lipid huyết. Đương qui có tác dụng làm dãn huyết quản ngoại vi, làm dịu co thắt cơ trơn của huyết quản ngoại vi, tăng lưu lượng máu; vì thế mà Đương quy có tác dụng giảm đau. Tinh dầu Đương quy làm huyết áp tăng nhưng chất hòa tan trong nước thì làm hạ huyết áp.
- Tác dụng chống viêm: nước chiết xuất Đương quy giảm thấp tính thẩm thấu của huyết quản, ức chế các chất gây viêm của tiểu cầu như 5TH phóng ra
- Tác dụng giảm đau, an thần do tinh dầu Đương quy.
- Đương quy có tác dụng làm tăng chức năng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể, tăng khả năng thực bào của đại thực bào, thúc đẩy sự chuyển dạng Lympho bào. Nhưng cũng có người cho rằng Đương quy có tác dụng ức chế miễn dịch.
- Có tác dụng lợi tiểu do thành phần đường mía trong Đương quy, cao nước thô của Đương quy có tác dụng hưng phấn đối với cơ trơn ruột non và bàng quang của súc vật thí nghiệm
- Có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa glycogen gan giảm thấp.
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Đương quy có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn coli, lị, thương hàn, phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn tán huyết. Tinh dầu Đương quy có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn coli, trực khuẩn lî Flexner, trực khuẩn mủ xanh
Vị Thuốc Trong Đông Y
1. Tính vị - quy kinh
Tính vị ngọt cay, ấm. Khí ấm thì thăng lên, vị đậm thì giáng xuống, là thuốc dương trong âm dược vào ba kinh Tâm, Can, tỳ.
2. Công năng – chủ trị:
- Công năng: Bổ huyết, khử huyết ứ, sinh huyết mới, nhuận tràng, chữa Kinh nguyệt không đều, tê nhức xương khớp
- Chủ trị: Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, ung nhọt, ngã tổn thương sưng đau và tê dại cấu không biết đau, sau ốm dậy và người già bị đại tiện bí.
3. liều dùng – kiêng kỵ
- Liều dùng 5 – 15g
- Kiêng kỵ: tỳ vị có thấp nhiệt, đại tiện lỏng
4. Ứng dụng và phân biệt
- Vị Thuốc này là vị thuốc quan trọng dùng cho bệnh về huyết, cũng là thuốc khí trong huyết, huyết hư kiêm hàn dùng rất thích hợp. Người xưa chia công dụng của đương quy thành nhiều loại khác nhau.
- Toàn quy là nói bao trùm của toàn thể, chẳng những có thể hoạt huyết mà còn có thể bổ huyết suốt trên thấu dưới, có thể công, có thể bổ
- Đương quy thân sức bổ huyết rất mạnh, phần nhiều dùng cho người huyết hư mà không có ứ.
- Đương quy vĩ là bộ phận đuôi của đương quy, hay về khử ứ, phần nhiều dùng cho người huyết không hư mà ngưng kết.
- Đương quy tu là nhánh bên của củ đương quy (râu), dùng để thông kinh lạc, sức bổ huyết kém hơn.
- Đương quy giàu chất dịch nhờn hay nhuận tràng, dùng đương quy khi đi lỏng thì nên sao với đất để bỏ tính trợ thấp của nó, tăng thêm công hiệu bổ huyết. Khi nào muốn cho đi lên thì sao với rượu , lấy tính thăng phù đi tới chỗ đau.
5. Một số bài thuốc có Đương Quy
Bài Thuốc Đương Quy bổ huyết Thang: Đương quy 8g, Hoàng kỳ 40g, có công dụng: bổ khí sinh huyết. Chủ trị chứng huyết hư do lao lực, nội thương vinh huyết bị hư tổn, nguyên khí suy kém
Bài thuốc Tứ Vật Thang: Thục địa hoàng 24g, Bạch thược 16g, Đương quy 16g, Xuyên khung 8g, có công dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh. Trị Xung nhâm hư tổn, kinh nguyệt không đều, đau bụng vùng rốn, băng huyết rong kinh, các chứng huyết hư.
Bài Thuốc Bát Trân Thang: Nhân Sâm 12g, Bạch Linh 12g, Bạch Truật 10g, Chích Cam Thảo 4g, Thục địa 12g, Đương Quy 12g, Xuyên Khung 6g, bạch Thược 10g, có tác dụng song bổ khí huyết, chủ trị cơ thể suy nhược, tâm và phế hư tổn, khí huyết đều hư.
Trong Y Học Hiện Đại
Sản Phẩm Hoạt Huyết Dưỡng Não VitrBrain Gold của Công Ty TNHH Dược Phẩm Vitramec với công thức 3 trong 1 gồm các vị thảo dược quý như: Thục Địa, Đương Quy, Đan Sâm, Tam Thất, Hồng Hoa, Đinh Lăng, Bạch Quả…
VitraBrain Gold mang đến hiệu quả vượt trội trong việc hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu lên não giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau đầu, chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn máu não hiệu quả.
Sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ tình trạng mất ngủ, giảm đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng sau tai biến mạch máu não.