Một số triệu chứng đau mỏi vai gáy phổ biến:
- Các cơn đau thông thường sẽ xuất hiện khi ta vừa ngủ dậy, hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài hoặc làm việc nặng,...Do các tác động như thời tiết, hoạt động sinh lý mà đau sẽ kéo dài
- Cơn đau sẽ lan từ bả vai xuống cánh tay làm cho cả tay và vai luôn trong tình trạng bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
- Tùy trường hợp mà bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
Đau mỏi vai gáy khi đi kèm với đau đầu:
Sẽ có những cơn đau vai gáy đi kèm với các cơn đau đầu, đau hốc mặt, đôi khi lan truyền đến cổ vai gáy, vùng chẩm có khi là hai bên thái dương,...
Đau mỏi vai gáy kèm với đau mỏi cổ:
Thông thường dạng này thường là do làm việc quá mức và quá sức trong thời gian dài, căng thẳng và mệt mỏi.
Đau mỏi vai gáy đi cùng hoa mắt chóng mặt:
Triệu chứng này thường một phần do thiếu máu não, đau đầu do vận mạch, rối loạn nồng độ chất dẫn truyền, đau sau gáy gây nên chóng mặt và buồn nôn.
Đau vai gáy lan xuống cánh tay:
Thông thường tình trạng này xảy ra do nhiễm lạnh, máu huyết khó lưu thông, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm,...Cường độ đau sẽ tăng dần khi người bệnh ngồi lâu, vận động quá sức, hoạt động sai tư thế,...
Điều trị đau mỏi vai gáy hiệu quả:
Trường hợp ở mức độ nhẹ
Bệnh ở mức độ nhẹ có thể làm như sau:
- Bệnh nhân không nên cố gắng quay đầu hay cổ khi đang có những biểu hiện đau. Lúc này mọi người nên hoạt động nhẹ nhàng theo khả năng, không nên cố làm tăng biên độ, bệnh có khả năng sẽ tự hồi phục.
- Việc ngồi lâu trong môi trường lạnh như điều hòa, ngồi trực tiếp với quạt sẽ làm các cơ dễ co cứng hơn và tăng mức độ đau tại cổ vai gáy
- Bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ có thể tham khảo thêm cách chườm ấm hoặc sử dụng phương pháp hồng ngoại tại vùng vai gáy bị đau.
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng phương pháp xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị đau tại cổ vai gáy từ 10 - 15 phút. Việc làm này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt, cơ được thư giãn, giảm đau.
- Hạn chế tắm vào thời điểm về tối và nên tắm bằng nước ấm tahy vì nước lạnh.
Trường hợp ở mức độ vừa
Ở mức độ này người bệnh đã thử các cách trên mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm, vì vậy người bệnh có thể dùng thêm 1 số thuốc thông dụng như:
- Sử dụng miếng dán giảm đau như Salonpas chứa các hoạt chất chống viêm non-steroid dưới dạng thẩm thấu qua da là Methyl Salicylat.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ như: Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen,... Các loại thuốc này sẽ có khả năng giảm đau, đồng thời chống lại một số phản ứng viêm
- Các loại vitamin nhóm B như Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh.
- Nếu nguyên nhân không phải do thoái hóa hay co thắt mạch máu thì không nên xoa bóp trong trường hợp này, bởi chỉ làm cho bệnh đau thêm.
Trường hợp mức độ bệnh nặng:
- Đây là giai đoạn người bệnh rất cần đến bệnh viện, hoặc trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị tránh dẫn đến những kết quả bất cập
- Ngoài ra bệnh nhân có thể tham khảo thêm một số hình thức hỗ trợ điều trị bằng y học cổ truyền như:
- Biện pháp châm cứu: Việc châm cứu sẽ giúp bệnh nhân điều hòa lại các hoạt động của các dây thần kinh. Ngoài ra còn giúp lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc giảm dần bệnh lý đau mỏi vai gáy.
- Phương pháp cấy chỉ: Tương tự như châm cứu, cấy chỉ mang đến hiệu quả cao. Bệnh nhân có thể cảm thấy rõ rệt sự thuyên giảm dần các triệu chứng của bệnh đau mỏi vai gáy. Phương pháp này còn có thể hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trở lại.
Ngoài ra quý vị và các bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm Đông y có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ sức khỏe. Viên vai gáy Quyên Thảo Khang của Công ty TNHH Dược Phẩm Vitramec sẽ là một lựa chọn hợp lý và an toàn trong quá trình điều trị bệnh lý đau cổ vai gáy.
Bài viết trên của Vitramec hy vọng sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu thêm về các triệu chứng của bệnh lý đau vai gáy và hướng điều trị thích hợp. Xin cám ơn quý vị, các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của Vitramec. Mọi thắc mắc về sản phẩm hay có nhu cầu đặt hàng, vui lòng gọi đến hotline:
02866.7171.99