Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD: Gastroesophageal Reflux Disease) là tình trạng các Acid trong lòng dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu hay biến chứng.
Trào ngược dạ dày - thực quản có thể chia ra làm hai loại có hoặc không tổn thương thực quản trên hình ảnh nội soi dạ dày.
Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược thực quản thường không đe dọa tính mạng, nhưng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy:
- Các vấn đề về hô hấp: Số ít lượng acid trong dạ dày tràn vào đường hô hấp có thể gây ra hen suyễn, viêm họng, viêm xoang, nghẹt mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản hay viêm phổi
- Barrett thực quản:hay còn gọi là tiền ung thư trong đó lớp niêm mạc thực quản bị thay đổi, cấu trúc gần giống với lớp lót ruột. Thực quản Barrett làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
- Hẹp thực quản:Khi các acid, dịch dạ dày trào ngược lên thực quản liên tục sẽ mang đến những tổn thương cho lớp niêm mạc, gây phù nề lâu dần sẽ dẫn đến viêm loét, hẹp thực quản. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khó khăn khi nuốt thức ăn, đau tức ngực đặc biệt là phía sau xương ức dễ gây nên tình trạng nôn ói
- Ung thư thực quản:Đây sẽ là biến chứng cuối của trào ngược dạ dày và hết sức nguy hiểm. Ung thư thực quản gây nên nhiều đau đớn cho người bệnh, chảy máu ở thực quản, da sạm màu, sút cân,...Theo ước tình tại Việt Nam, mỗi năm có hơn khoảng 7.000 ca ung thư thực quản được điều trị. Điều đáng quan ngại hơn là người bệnh thường có những triệu chứng muộn và thường điều trị khi bệnh tình đã trầm trọng hơn nên tỉ lệ cứu chữa thường thấp dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng bên trong thực quản
- Ợ nóng: Bệnh nhân thường có cảm giác bị nóng, đau rát vùng ngực, lan từ xương ức lên đến cổ.
- Ợ trớ: hiểu đơn giản ợ trớ là sự trào ngược các dịch còn ứ đọng trong thực quản lên miệng
- Ngoài ra còn có các dấu hiệu: đau ngực, nuốt nghẹn, nuốt đau, nuốt khó, buồn nôn, nôn ói, rối loạn giấc ngủ,...
Triệu chứng bên ngoài thực quản
Một số triệu chứng ngoài thực quản điển hình như: hen phế quản, ho mãn tính, viêm thực quản, mòn men răng, đau ngực không do tim, đau vùng thượng vị khi ấn,...
XEM THÊM >>> Tác dụng thuốc hoạt huyết dưỡng não
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân do thực quản
Thoát vị hoành
- Cơ hoành là một loại cơ dẹt có hình vòm phân chia giữa khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co thì làm tăng cường lực cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày lên thực quản. Khi nguyên nhân đến từ thoát vị hoành, một phần dạ dày chệch lên cơ hoành. Lúc này cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra hiện tượng trào ngược.
Suy cơ thắt dưới thực quản
- Cơ thắt dưới thực quản là phần cơ thấp nhất của thực quản được tiếp nối với dạ dày. Thông thường cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn nở khi ta nuốt, sau đó là co thắt rồi mới đóng kín ngăn không cho hiện tượng trào ngược dạ dày. Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhầy thực quản cộng với bicarbonat và nước bọt do có chứa tính kiềm sẽ trung hòa axit của dịch vị làm giảm hoặc mất đi sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản. Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày. Khi bị suy cơ thắt dưới thực quản sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng suy cơ thắt dưới thực quản như: ức chế α, các thuốc kích thích β thụ cảm, giảm tiết nước bọt (do hút thuốc lá,...),...
Nguyên nhân tại dạ dày
- Thức ăn còn sót tại dạ dày: hẹp môn vị, viêm dạ dày, ung thư dạ dày,...các chất trong tồn đọng trong dạ dày làm chậm lưu thông xuống ruột từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày.
- Dòng áp lực trong ổ bụng tăng lên đột ngột: khi gắng sức, hắt hơi mạnh, ho,...cũng có thể là những nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày.
XEM THÊM >>> Thuốc hỗ trợ xương khớp tốt nhất hiện nay
Một số nguyên nhân khác
- Do stress: Stress, áp lực dồn nén,... làm tăng axit trong dạ dày, thúc đẩy nhanh quá trình co bóp của dạ dày, đẩy các dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Ngoài ra stress còn làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm, cơ co thắt sẽ giãn nở thường xuyên và kéo dài khiến dịch vị có cơ hội trào ngược lên thực quản.
- Do thói quen ăn uống không lành mạnh:Ăn trước khi ngủ, ăn quá no, để bụng quá đói, ăn các loại hoa quả có tính acid mạnh như cam, chanh,...vào lúc đói, ăn các đồ rán nhiều dầu mỡ,...sẽ gây áp lực cho cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây.nên chứng trào ngược.
- Những yếu tố bẩm sinh
- Do bệnh béo phì
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào cho đúng?
Nguyên tắc điều trị
- Giải quyết hết triệu chứng hay giảm nhẹ các triệu chứng
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Phòng ngừa trước các biến chứng của bệnh trào ngược.
XEM THÊM >>> Thuốc điều trị tê bì chân tay
Điều trị nội khoa
Điều trị không dùng thuốc
- Ăn uống lành mạnh
- Không nằm ngay sau ăn
- Không nên mặc đồ quá chật.
- Giảm cân khoa học nếu nghi ngờ mắc bệnh béo phì.
- Tinh thần lạc quan, không lo âu, không stress, tránh để áp lực dồn nén.
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc theo phác đồ: một số thuốc ức chế bơm proton (Rabeprazole, Omeprazole, Lansoprazole ....) theo hướng dẫn của Bác sĩ. Một số phương pháp khác như: Điều trị triệu chứng ngoài thực quản, GERD kháng trị.
- Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược Đông Y:
Vitramec xin hân hạnh giới thiệu sản phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày Dung Dịch Dạ Dày Vitragas được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên chủ trị các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày và tá tràng:
Trên đây là những thông tin khách quan về "Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản” hy vọng sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu thêm về bệnh lý này cũng như cách phòng ngừa bệnh. Vitramec xin cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mọi thắc mắc về sản phẩm hay có nhu cầu đặt hàng xin vui lòng gọi đến Hotline: 02866.7171.99 hoặc Website: https://Vitramec.vn