XÔNG GIẢI CẢM – MẸO DÂN GIAN ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ BẤT NGỜ!

Ngày đăng: 25/06/2025 01:56 PM

    Khi trời trở gió, thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể chúng ta rất dễ “trở chứng” với những biểu hiện cảm lạnh, cảm sốt, đau nhức mình mẩy… Thay vì vội vã dùng thuốc, sao bạn không thử một mẹo dân gian cực kỳ quen thuộc nhưng lại rất hiệu nghiệm – xông giải cảm!

     

    Xông cảm là gì?

    Xông cảm là một phương pháp dân gian đã được ông bà ta tin dùng từ bao đời nay. Với nguyên tắc sử dụng hơi nước nóng kết hợp tinh dầu từ các loại lá thảo dược, xông giúp cơ thể ra mồ hôi, làm giãn nở lỗ chân lông, từ đó đẩy phong hàn, giải độc, thanh nhiệt và làm nhẹ các triệu chứng cảm mạo khi mới phát.

    Không chỉ giúp giải cảm, xông còn mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu, ngủ ngon và tinh thần sảng khoái hơn hẳn!

     

    Chuẩn bị lá xông – có gì trong vườn là dùng được hết!

    Để nấu một nồi xông “chuẩn bài”, bạn có thể chọn các loại lá sau:

    Lá dùng chung cho cả cảm nóng và cảm lạnh: Lá sả, lá bưởi (phần vỏ bên ngoài), ngải cứu, hương nhu, nhân trần, lá khuynh diệp hoặc lá chè đắng, lá tre, cành lá thanh táo… Những loại lá này không chỉ dễ kiếm mà còn có hương thơm dịu nhẹ, giúp thư giãn và sát khuẩn rất tốt.

    Tùy loại cảm mà thêm thảo dược riêng:

    Tổng lượng dược liệu chỉ cần khoảng 500g – 1kg là đủ cho một nồi xông hiệu quả.

     

    Các loại dược liệu cho một nồi xông "chuẩn bài"

     

    Cách nấu nồi xông đơn giản tại nhà

    1. Rửa sạch các loại lá, chọn lá tươi, loại bỏ lá hư úa.
    2. Cho tất cả vào nồi lớn (dung tích 5–6 lít), thêm khoảng 4 lít nước sạch.
    3. Đun sôi khoảng 5 phút, sau đó giảm lửa.
    4. Có thể dùng lá chuối hoặc màng bọc PE để che miệng nồi, đậy nắp kín, đun thêm 1 phút để giữ tối đa lượng tinh dầu.
    5. Đặt nồi vào nơi kín gió, mở nắp và bắt đầu xông toàn thân khoảng 15 phút. Lưu ý giữ khoảng cách an toàn, tránh bị bỏng.
    6. Sau xông, dùng khăn sạch lau khô mồ hôi và uống một ly nước lá xông ấm (khoảng 50ml) để tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc.

    Mẹo thêm: Sau khi xông xong, bạn có thể pha loãng nước xông với nước ấm (37–38°C) để tắm. Cách này giúp làm sạch mồ hôi, thoải mái toàn thân, đặc biệt thích hợp nếu bạn cần hồi phục nhanh sau cảm.


    Một vài lưu ý nhỏ:


    Xông giải cảm – vừa đơn giản, vừa tiết kiệm, lại giúp cơ thể thư giãn và nhanh khỏe. Chỉ cần một nồi nước lá thơm lừng là cả nhà đã có thêm một bí kíp chăm sóc sức khỏe truyền thống hiệu quả!

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Zalo
    Hotline